Du học Canada đang trở nên ngày càng phổ biến trong lòng cộng đồng du học, nhờ vào nền giáo dục tiên tiến, chất lượng và hiện đại. Sinh viên quốc tế đến du học tại Canada không chỉ tích lũy được kiến thức, mà còn có cơ hội khám phá những thành phố nổi tiếng thế giới, với những khu rừng tuyết rơi dày và những người bản địa đam mê thể thao.
Canada chào đón sinh viên từ khắp nơi trên thế giới nhờ quy trình xét duyệt thủ tục visa đơn giản và minh bạch. Canada cũng là vùng đất mới cho bạn cơ hội học tập và xây dựng sự nghiệp. Điều này lý giải tại sao số lượng du học sinh Canada tăng một cách đáng kể những năm gần đây.
Du học Canada cần gì? Làm sao để du học Canada thành công? Chi phí du học Canada thế nào? là những thắc mắc thường gặp của một người khi bắt đầu tìm hiểu về du học Canada. Tất nhiên, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau về tuyển sinh du học, Canada cũng không phải là ngoại lệ.
Vậy liệu du học Canada có khó hơn du học các quốc gia khác không? Câu trả lời là du học Canada dễ hay khó phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn chuẩn bị cho nó kỹ như thế nào. Dưới đây là một số thông tin cần thiết để bạn chuẩn bị hồ sơ du học Canada thật thành công:
Chứng minh tài chính du học Canada 2020
Chứng minh tài chính là một trong những điều kiện cơ bản và cần thiết nhất khi bạn có mong muốn đi du học. Vậy chứng minh tài chính du học Canada có khó không? Việc này đòi hỏi những giấy tờ gì? Câu trả lời sẽ được nêu chi tiết ở đây.
Để được chấp nhận đến học tập tại Canada, bạn phải chứng minh được cho người xét hồ sơ thấy gia đình có đủ điều kiện tài chính trang trải cho quá trình học tập tại Canada. Những khoản chi phí chính thường bao gồm học phí, chi phí ăn ở và sinh hoạt.
Trong bộ hồ sơ chứng minh tài chính du học Canada, bạn nên chia rõ ba phần: thu nhập hàng tháng, sổ tiết kiệm và tài sản của phụ huynh. Phần tài chính này có thể được chứng minh bởi bố mẹ hoặc người thân trực hệ (như anh chị em ruột, họ hàng ruột…) của học sinh. Phần này càng rõ ràng bao nhiêu thì hồ sơ của bạn càng có sức nặng bấy nhiêu.
Về thu nhập hàng tháng, bạn cần nộp các giấy tờ chứng minh người bảo trợ cho bạn có thu nhập ổn định. Các giấy tờ này có thể là hợp đồng lao động, bảng lương, đăng ký kinh doanh hay giấy tờ chứng minh nộp thuế…
Về sổ tiết kiệm, bạn phải lưu ý sổ nên được gửi ít nhất 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ du học. Tất nhiên, sổ tiết kiệm gửi càng lâu thì độ tin cậy càng cao.
Con số trung bình trong sổ tiết kiệm là khoảng 800 triệu đồng. Tuy nhiên, để có số tiền gửi phù hợp, bạn cần cân nhắc đến yếu tố thực tế số tiền mà bạn sẽ chi tiêu trong một năm đầu. Hãy thử tính toán xem mức tiền học, ăn, ở, đi lại…mà bạn cần trong một năm học là bao nhiêu. Số tiền trong sổ tiết kiệm nên phù hợp với mức chi tiêu đó.
Đi kèm với sổ tiết kiệm, bạn cũng nên nộp các giấy tờ liên quan đến các tài sản giá trị khác như bất động sản, nhà cửa, xe cộ. Đó cũng là những yếu tố để hồ sơ chứng minh tài chính của bạn mạnh hơn.
Ở Việt Nam, nhiều gia đình làm kinh doanh tự do, kinh doanh cá thể, vì thế dù tài chính mạnh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc chứng minh nó. Nếu gia đình bạn rơi vào trường hợp này, hãy liên lệ với các trung tâm tư vấn du học Canada uy tín để được tư vấn cụ thể nhé.
Lưu ý là, không phải trường hợp nào nộp hồ sơ du học Canada cũng cần phỏng vấn. Thông thường, nếu hồ sơ đầy đủ, rõ ràng, lãnh sự quán sẽ không yêu cầu phỏng vấn. Chỉ khi nhân viên xét hồ sơ có thắc mắc, hoặc cần làm rõ thêm thông tin trong hồ sơ thì bạn mới nhận được giấy hẹn lên phỏng vấn.
Bộ hồ sơ du học Canada đầy đủ gồm những gì?
Ngoài hồ sơ chứng minh tài chính, du học sinh Canada cũng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để xin visa. Đại sứ quán Canada xem xét rất kĩ hồ sơ của bạn, để đảm bảo chất lượng hồ sơ. Vì thế thời gian xét visa du học Canada thường lâu hơn so với một số nước khác. Các giấy tờ cần thiết có trong hồ sơ du học Canada gồm:
(*) Các mẫu đơn xin visa du học:
Nếu ứng viên dưới 18 tuổi, cần phải có giấy bảo lãnh của người giám hộ như sau:
Tất nhiên, với những người lần đầu tìm hiểu về hồ sơ du học, việc cảm thấy hoang mang trước quá nhiều giấy tờ là điều hoàn toàn bình thường. Bạn có thể tự trang bị thêm kiến thức cho mình bằng cách tham dự các buổi hội thảo du học Canada, hỏi han kinh nghiệm từ các du học sinh Canada đi trước hay tham gia tư vấn du học Canada với những tổ chức giáo dục uy tín như Bond IMM để có thêm thông tin và nhận được những lời khuyên xác thực.
Du học Canada hết bao nhiêu tiền? Du học Canada học phí thế nào? Để giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến chi phí du học Canada, chúng tôi đã có một bảng tổng kết ngắn gọn về các khoản chi phí bắt buộc của một du học sinh:
Tiền thuê nhà
Tiền nhà thường là khoản phí tốn kém nhất mà một du học sinh phải chi trả. Mức tiền đóng hàng tháng tùy thuộc vào hình thức nhà ở mà học sinh chọn:
Chi phí tiện ích:
Chi phí này bao gồm tiền điện, tiền ga, tiền nước, tiền internet…Khoản phí này rơi vào khoảng 190$/tháng cho mỗi học sinh.
Ăn uống:
Chi phí ăn uống trung bình khoảng $200 – $350 CAD/tháng. Thực tế thay đổi tùy vào phong cách sống của từng du học sinh.
Chi phí đi lại:
Giá vé tháng cho các phương tiện công cộng là khoảng 112 đô/tháng. Học sinh, sinh viên thường được hưởng mức giá ưu đãi hơn. Bạn yên tâm là phương tiện công cộng ở Canada rất hiện đại và tiện lợi, nên bạn có thể đi lại bằng xe bus, tàu điện, tàu điện ngầm… mà chẳng gặp khó khăn gì.
Chi phí giải trí:
Tất nhiên ngoài việc học, bạn cũng đừng nên bỏ qua cơ hội khám phá đời sống, văn hóa đặc sắc của Canada. Thỉnh thoảng hãy cùng bạn bè đi xem một bộ phim hay, thăm quan bảo tàng hay mua sắm…Trung bình $100-$300/tháng là mức phí đủ cho nhu cầu giải trí cơ bản của một du học sinh Canada.
Tóm lại, ước tính chi phí du học Canada rơi vào khoảng $28,000 đến $35,000 CAD/năm (tương đương 500 triệu đến 600 triệu VNĐ) bao gồm cả học phí và các khoản phí chính nêu trên.
Việc chọn đúng ngành học là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi sinh viên, vì ngành học thường gắn liền với nghề nghiệp của bạn trong tương lai.
Khi du học Canada, sinh viên có thể tham khảo các nhóm ngành học dưới đây. Đây đều là những ngành học chất lượng và đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Một điều thú vị mà bạn đừng quên là Canada là đất nước của hai ngôn ngữ: Tiếng Anh và tiếng Pháp. Vì vậy ngoài du học Canada bằng tiếng Anh, bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn du học Canada bằng tiếng Pháp.
Ngoài du học dài hạn, bạn có bao giờ nghĩ đến một khóa học ngắn hạn tại Canada để trải nghiệm thử cuộc sống của du học sinh chưa? Chắc chắn những kinh nghiệm có được từ việc du học ngắn hạn sẽ đem lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về bức tranh du học Canada trước khi bạn bước sang giai đoạn du học dài hơi hơn đấy.
Đây là giấy cho phép người được cấp có quyền ở lại Canada hợp pháp với mục đích rõ ràng. (ví dụ: đi học, đi làm “work permit”).
Khi sinh viên gần kết thúc năm học thì sẽ được nhà trường cấp thư nhập học mới dựa trên điểm số các bạn đã học trước đó. Bước này để sinh viên có thể gia hạn Giấy phép du học mới đồng nghĩa với việc tiếp tục được ở lại Canada. Thông thường khi Study Permit còn khoảng 4 tháng hết hạn thì học sinh phải chuẩn bị gia hạn.
Giấy phép du học (GPDH) - Study Permit sẽ được cấp tương ứng với thời gian học tập tại Canada và thời hạn còn giá trị của hộ chiếu. nếu tiếp tục học tiếp tại Canada mà giấy phép du học hết hạn, bạn phải xin lại GPDH mới. Bạn xin gia hạn GPDH ngay tại Canada bằng cách gửi hồ sơ gia hạn đến văn phòng di trú (tại Vegreville, Alberta) tối thiểu 30 ngày trước khi hết hạn. Nếu không sẽ xem như là bất hợp pháp. Thủ tục gồm có: Thư chấp thuận mới, Bảng điểm hiện tại. Bạn có thể nhờ tư vấn viên của trường hướng dẫn thêm thủ tục này.
Đây là giấy thông hành cho phép người được cấp vào Canada theo đúng thời gian hiệu lực ghi rõ trên visa (ví dụ Visa cấp từ 1 tháng 9 đến 30 tháng 6 thì trong khoảng thời gian này HS vào Canada lúc nào cũng được). Thời hạn visa không phải là thời hạn được ở lại Canada mà chỉ là thời hạn để vào Canada.
Điều kiện được cấp Visa:
Để duy trì visa học sinh phải chứng minh học sinh vẫn đang trong chương trình học (study permit phải còn hạn). Nếu trong trường hợp học sinh đã học xong chương trình và đang đi làm thì phải có work permit để tiếp tục gia hạn visa
Khi sinh viên có ý định về Việt Nam chơi thì phải kiểm tra xem Visa còn hạn tới lúc trở lại Canada hay không/ Nếu còn ít hơn hoặc hết thì phải gia hạn để đảm bảo có giấy thông hành khi trở lại Canada học tập.
Có thể xin cấp lại visa nếu gần hoặc hết hạn sử dụng, bằng cách nộp hộ chiếu và giấy phép du học còn hạn, các giấy tờ cần thiết của việc học và điền vào bộ đơn gia hạn (form du lịch) tới Lãnh Sự Quán Canada tại Mỹ (thành phố Buffalo). Học sinh cũng có thể về VN và xin cấp tương tự tại Lãnh Sự Quán Canada tại Tp.HCM nếu giấy phép du học còn hạn tối thiểu 6 tháng. Trong trường hợp giấy phép du học còn giá trị ít hơn 6 tháng hoặc đã hết hạn, bạn phải tiến hành nộp đơn xin lại giấy phép du học mới.
Với hơn 588 trường học, Toronto District School Board là quận trường giáo dục tiếng Anh của thành phố Toronto. Là quận trường lớn thứ 4 ở khu vực Bắc Mỹ, đây là nơi có nhiều trường trung học danh tiếng với số lượng lớn các chương trình kỹ năng chuyên ngành nâng cao (SHSM), chương trình tiếng Pháp, các khóa học nâng cao AP và các trường đào tạo chương trình bằng tú tài quốc tế.
Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất khác nhau tùy theo từng trường, nhưng các lớp học nhất quán trong toàn quận. Hầu hết các trường đều có thể khu thể thao trong trường, bao gồm cả sân chơi và đường chạy ngoài trời.
Thể thao và nghệ thuật:
Có rất nhiều cơ hội thể thao cho học sinh tham gia trong suốt năm học. Những môn thể thao chủ đạo như khúc côn cầu, bóng đá và điền kinh phối hợp, cùng với nhiều môn thể thao độc đáo hơn, như đua thuyền rồng và ném đĩa.
Quận trường cũng cung cấp nhiều chương trình mỹ thuật và nghệ thuật trình diễn. Các chương trình mỹ thuật bao gồm làm gốm sứ, nhiếp ảnh và hội họa, trong khi đó chương trình nghệ thuật trình diễn bao gồm ban nhạc, dàn hợp xướng và nhà hát.
Giải thưởng và thành tựu:
Các trường của quận trường TDSB đã nhận được nhiều sự công nhận về chương trình học thuật, thể thao và ngoại khóa xuất sắc. Học viện Dr. Norman Bethune Collegiate giảng dạy chương trình kinh doanh xuất sắc, và đã đại diện cho Canada tại cuộc thi Kinh doanh quốc tế DECA và giành hạng nhất vào năm 2009.
Thông tin về cộng đồng:
Là thành phố đông dân nhất Canada, Toronto là một đô thị đẳng cấp thế giới. Nằm bên bờ hồ Ontario, đây là trung tâm thương mại, tài chính và nghệ thuật toàn cầu, bao gồm cả liên hoan phim Toronto nổi tiếng thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của gần 3.000.000 người dân Canada, và luôn là một trong những điểm đến quan trọng của những người dân nhập cư tới Canada, và khiến cho thành phố này có sự đa dạng về văn hóa, chủng tộc, màu da và ngôn ngữ.
Thông tin chung:
Yêu cầu đầu vào:
Ngoại ngữ: Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha
Nghệ thuật: Triển lãm nghệ thuật, Nghệ thuật đồ họa máy tính, Ban nhạc giao hưởng, Khiêu vũ, Thời trang, Sản xuất phim, Ghi-ta, Ban nhạc Jazz, Nhạc kịch, Hội họa, Nhiếp ảnh, Thiết kế sân khấu, Nghệ thuật thị giác,...
Chương trình chuyên biệt: Chương trình tiếng Pháp, Chương trình chuyên ngành đào tạo tay nghề cao (SHSM), STEM SHSMs: Kinh doanh, Thiết kế công nghệ số, Công nghệ kỹ thuật, Môi trường, Sức khỏe thể chất, Công nghệ thông tin, Cộng đồng Khởi nghiệp
Các khóa nâng cao (AP): Sinh học, Giải tích AB, Hóa học, Khoa học máy tính A, Ngôn ngữ Anh, Văn học Anh, Lịch sử Châu u, Kinh tế vi mô, Vật lý 1, Vật lý C: Cơ học, Tâm lý học, Xưởng nghệ thuật
Thể thao: Nam: Bắn cung, Cầu lông, Bóng chày, Bóng rổ, Bóng gậy, Chạy việt dã, Ném bi sắt, Khúc côn cầu trên sân, Bóng bầu dục, Đánh gôn, Khúc côn cầu trên băng, Rugby, Bóng đá, Bóng mềm, Bơi lội, Bóng bàn, Quần vợt, Điền kinh phối hợp, Ném đĩa, Bóng chuyền, Đấu vật. / Nữ: Bắn cung, Cầu lông, Bóng rổ, Bóng gậy, Chạy việt dã, Ném bi sắt, Khúc côn cầu trên sân, Bóng bầu dục, Đánh gôn, Khúc côn cầu trên băng, Rugby, Bóng đá, Bóng mềm, Bơi lội, Bóng bàn, Quần vợt, Điền kinh phối hợp, Ném đĩa, Bóng chuyền
Hoạt động ngoại khóa: CLB Truyện tranh, Hội đồng thể thao, CLB Sách, CLB Cờ vua, CLB Máy tính, CLB Hùng biện, CLB Kịch, CLB Điện tử học, CLB Môi trường, CLB làm vườn, Mô hình giả lập Liên Hiệp Quốc, CLB Đạp xe, CLB Kỷ yếu, Chương trình tài năng,...
Cao đẳng Seneca (Seneca College) được thành lập năm 1965 tại Ontario – Toronto Canada. Xuất thân là một tổ chức giáo dục chuyên đào tạo các chuyên ngành Nghệ thuật và Công nghệ Ứng dụng Cao đẳng Seneca là nơi cung cấp nhân lực hàng đầu tại Toronto với hơn 20,000 học sinh đang theo học trong đó có 3,500 sinh đến từ 111 quốc gia, Seneca có một lịch sử và kinh nghệm đáng tự hào. Với nhũng danh tiếng đó Seneca hiện là đối tác của hơn 70 trường đại học tại Canada và khắp thế giới, giúp sinh viên có thể tiếp cận được nhiều nền giáo dục phát triển. Qua đó Sinh viên còn được tạo điều kiện giao lưu tiếp thu nhiều kinh nghiệm với những đối tác trong quá trình học, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Ưu điểm của trường
Ngành học
Bằng cấp, chứng chỉ của trường được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Các ngành thế mạnh của trường là Kinh tế, Kế toán tài chính, Khoa học, Công nghệ sinh học, Dược, Khoa học, Khoa học sức khỏe, Điện tử...
Chương trình học chính:
Trường đào tạo chương trình Cao đẳng, Đại học và Sau đại học với các chuyên ngành:
Yêu cầu tuyển sinh
Thời gian nhập học: Tháng 01, 05 và tháng 09
Chi phí ước tính
Đặc điểm của chương trình Co-op tại Seneca
Văn phòng tư vấn du học Canada và các nước khác.
Gọi 908 320 306